Đây chính là câu hỏi được nhiều người dân quan tâm trong thời gian gần đây, để biết chi tiết, mời tham khảo bài viết dưới đây!
Báo Thương Hiệu và Pháp Luật ngày 24/05/2025 đưa thông tin với tiêu đề: “Từ nay, người dân tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được nhận 3 triệu tiền trợ cấp mỗi tháng?” cùng nội dung như sau:
Người dân tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục nhận tiền trợ cấp là lừa đảo?
Gần đây, cơ quan BHXH của quận Hải Châu, Tp. Đà nẵng đã nhận được phản ánh của người dân về việc hỗ trợ làm thủ tục xin trợ cấp tiền BHYT thông qua mạng xã hội.
Theo phản ánh của ông Hoàng Minh Tùng – sinh sống tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, vừa qua có một người liên hệ với ông qua tin nhắn thông qua mạng xã hội facebook thông báo ông đã tham gia BHYT 5 năm liên tục, nên sẽ được nhận khoản trợ cấp tiền BHYT là 3-5 triệu đồng từ cơ quan BHXH.
(Ảnh minh hoạ)
Theo chia sẻ của ông Tùng, đối tượng đã nói với ông để nhận được khoản tiền trợ cấp trên, ông cần chuyển tạm ứng trước 6 triệu đồng vào tài khoản cá nhân của người này. Sau đó, sẽ hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục liên quan. Sau khi, làm xong thủ tục, ông Tùng sẽ được nhận 3-5 triệu đồng tiền trợ cấp BHYT và được hoàn trả 6 triệu đồng tiền chuyển khoản tạm ứng. Do cả tin nên ông Tùng đã thực hiện theo những lời tư vấn của người tự xưng là nhân viên của bên BHXH. Tuy nhiên sau khi chuyển tiền tạm ứng khá lâu nhưng ông Tùng vẫn không nhận được tiền hoàn trả và tiền trợ cấp hàng tháng.
Lúc này, ông Tùng mới nghi ngờ rằng mình bị đối tượng xấu lừa đảo, nên đã đến BHXH quận Hải Châu đề nghị kiểm tra sự việc.
Từ nay, tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục nhận tiền trợ cấp hàng tháng đúng không? (Ảnh minh hoạ)
Quyền lợi mà người dân được nhận sau khi tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục
Cụ thể, tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên như sau: Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở của người bệnh.
Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở được tính từ ngày 1/1, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi của người bệnh kể từ thời điểm người bệnh tham gia đủ 5 năm liên tục đến hết ngày 31/12 của năm đó.
* Tên nạn nhân đã được thay đổi
Trước đó, báo Dân trí ngày 12/02/2025 cũng có bài đăng với thông tin: “Mức trợ cấp cho người cao tuổi năm 2025”. Nội dung được báo đưa như sau:
Trước ngày 1/7
Trước ngày 1/7, chính sách hỗ trợ người cao tuổi được thực hiện theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo Khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, có 4 nhóm người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Người cao tuổi được trợ cấp hàng tháng (Đồ họa: Tùng Nguyên).
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Mức trợ cấp cho từng nhóm được tính theo hệ số, căn cứ vào mức chuẩn trợ giúp xã hội là 500.000 đồng/tháng (quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, sửa đổi tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 76/2024/NĐ-CP).
Mức trợ cấp hàng tháng đối với người cao tuổi (Đồ họa: Tùng Nguyên).
Từ ngày 1/7 trở đi
Từ ngày 1/7 trở đi, chính sách hỗ trợ người cao tuổi cơ bản giữ nguyên như quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
Tuy nhiên, nhóm người cao tuổi được hưởng trợ cấp hàng tháng được mở rộng thêm 2 nhóm theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024. Khoản trợ cấp này là trợ cấp hưu trí xã hội.
Thứ nhất là nhóm từ đủ 75 tuổi trở lên; không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Thứ hai là nhóm từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã trình dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội.
Theo đó, mức trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng theo đề xuất trong dự thảo là 500.000 đồng/tháng.
Từ 1/7, sẽ có khoảng 1,2 triệu người cao tuổi đủ điều kiện nhận trợ cấp hưu trí xã hội (Ảnh minh họa: Tiến Tuấn).
Khi Nghị định này được thông qua, 2 nhóm người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với hệ số 1 (500.000 đồng/tháng) theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP sẽ chuyển sang nhận trợ cấp hưu trí xã hội.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến cuối 2022, Việt Nam có khoảng 14,4 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu (từ 55 tuổi trở lên đối với nữ; từ 60 tuổi trở lên đối với nam).
Tổng số người hưởng lương hưu, trợ cấp hiện là hơn 5,1 triệu người, chiếm khoảng 35% tổng số người sau độ tuổi nghỉ hưu.
Trong đó, số người hưởng lương hưu là 2,7 triệu người; số người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khoảng 0,63 triệu người; số người hưởng trợ cấp người cao tuổi là hơn 1,8 triệu người.
Như vậy, vẫn còn khoảng 9,3 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu (chiếm 65%) chưa thuộc diện bao phủ của hệ thống bảo hiểm xã hội, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống và phải sống phụ thuộc vào con cái.
Ước tính sẽ có thêm khoảng 1,2 triệu người cao tuổi đủ điều kiện được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi chính sách này có hiệu lực.
Do đó, khi chính sách này có hiệu lực sẽ có thêm nhiều người cao tuổi có thu nhập hàng tháng, tiến gần đến chỉ tiêu năm 2030 có “60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội”.