Các nhà mạng sẽ thông báo cho thuê bao trước khi tiến hành khóa và thu hồi SIM. Tuy nhiên, người dùng có thể chủ động gửi tin nhắn để kiểm tra thông tin thuê bao của mình đã chính xác chưa để kịp thời điều chỉnh.
Báo Thời báo VHNT ngày 09/10 đưa thông tin với tiêu đề: “Trước 31/12/2024: Người dân làm ngay 1 việc, khỏi lo bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại” cùng nội dung như sau:
Hướng dẫn kiểm tra SIM điện thoại có bị khóa không:
Theo quy định tại Nghị định 49, các thuê bao có thông tin không trùng khớp sẽ nhận được tin nhắn từ nhà mạng yêu cầu cập nhật thông tin. Để kiểm tra xem SIM của bạn có thông tin không đúng hoặc có thể bị khóa hay không, bạn có thể làm theo các cách sau:
– Nhận tin nhắn từ nhà mạng: Nếu thông tin của bạn không chính xác, nhà mạng sẽ gửi tin nhắn yêu cầu cập nhật thông tin cho SIM.
– Gửi tin nhắn đến tổng đài 1414: Soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB và gửi đến số 1414 (miễn phí cước tin nhắn). Tổng đài sẽ trả về tin nhắn chứa đầy đủ thông tin của SIM: họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD, nơi cấp, ngày cấp…
Nếu thông tin trong tin nhắn trả về trùng khớp với thông tin của bạn, bạn không cần làm gì thêm. Tuy nhiên, nếu thông tin không trùng khớp, SIM của bạn có thể bị khóa, và bạn cần cập nhật ngay thông tin cá nhân.
Lời khuyên cho người dùng:
– Đảm bảo đăng ký thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ ngay từ đầu khi mua SIM.
– Thường xuyên kiểm tra và cập nhật thông tin cá nhân theo yêu cầu của nhà mạng.
– Sử dụng dịch vụ di động thường xuyên, ít nhất là thực hiện cuộc gọi, nhắn tin hoặc nạp tiền định kỳ.
– Tránh các hành vi vi phạm pháp luật khi sử dụng dịch vụ di động.
Việc tuân thủ các quy định này giúp người dùng duy trì kết nối liên lạc và bảo vệ quyền lợi, an toàn thông tin cho cộng đồng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người dùng có thể liên hệ với nhà mạng để được hỗ trợ.
Trường hợp nào sẽ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại:
1. Người dùng không đăng ký thông tin cá nhân chính xác
Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, mọi thuê bao di động phải đăng ký thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Thông tin cần cung cấp gồm tên, ngày sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ liên lạc… Nếu không đăng ký chính xác, cung cấp thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ, thuê bao sẽ bị khóa SIM, và số điện thoại sẽ bị thu hồi sau một thời gian nếu không cập nhật thông tin.
2. Thuê bao không hoạt động trong thời gian dài
Thuê bao không hoạt động (không gọi điện, nhắn tin, nạp tiền) trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng sẽ bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại. Nhà mạng sẽ thông báo và yêu cầu người dùng kích hoạt lại thuê bao. Nếu không phản hồi trong thời gian quy định, SIM sẽ bị khóa và số điện thoại sẽ bị thu hồi.
3. Sử dụng SIM cho mục đích lừa đảo, vi phạm pháp luật
Những thuê bao sử dụng SIM để lừa đảo, phát tán thông tin sai sự thật hoặc vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Nhà mạng sẽ phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra và xử lý. Các thuê bao vi phạm sẽ bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại, thậm chí có thể phải đối mặt với hình phạt pháp lý.
4. Người dùng không thực hiện cập nhật thông tin theo yêu cầu của nhà mạng
Nhà mạng yêu cầu người dùng cập nhật thông tin cá nhân định kỳ như địa chỉ, số CMND/CCCD mới, ảnh chân dung… Điều này nhằm đảm bảo rằng thông tin của người dùng luôn chính xác và phản ánh đúng tình trạng hiện tại. Nếu không cập nhật thông tin theo yêu cầu, SIM của người dùng có thể bị khóa và số điện thoại sẽ bị thu hồi sau một thời gian.
Trước đó, báo Thương hiệu & Pháp luật ngày 22/04 cũng có bài đăng với thông tin: “3 đối tượng bị khóa Sim, thu hồi số điện thoại trong năm 2024 – 2025, biết càng sớm càng đỡ thiệt thòi, tránh mất quyền lợi”. Nội dung được báo đưa như sau:
3 trường hợp bị khóa Sim và thu hồi số điện thoại
1. Thuê bao không chính chủ bị chặn 1 chiều
Theo quy định những số thuê bao đăng ký thông tin cá nhân không chính xác, không đầy đủ.Thuê bao đăng ký thông tin cá nhân của người khác.Thuê bao sử dụng sim rác (sim kích hoạt nhưng không sử dụng, sim bán trôi nổi, sim kích hoạt không đúng quy định). Sẽ bị khóa 1 chiều trong vòng 15 ngày.
2. Thuê bao vi phạm pháp luật
Sử dụng sim điện thoại để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như: lừa đảo, tin nhắn rác, quấy rối, tuyên truyền thông tin sai lệch,… Sử dụng sim điện thoại để hoạt động viễn thông trái phép. Như vậy, ai thuộc trường hợp này sẽ bị thu hồi số điện thoại vĩnh viễn.
Trường hợp bị thu hồi Sim trong năm 2024
3. Thuê bao không thực hiện cam kết
Thuê bao trả trước không nạp tiền vào tài khoản trong thời gian dài theo quy định của nhà mạng.Thuê bao trả sau không thanh toán cước phí trong thời gian dài theo quy định của nhà mạng.Lưu ý:
Các nhà mạng sẽ thông báo cho thuê bao trước khi tiến hành khóa và thu hồi thuê bao.Thuê bao có thể thực hiện các biện pháp để khắc phục vi phạm và giữ lại số điện thoại của mình.Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ với nhà mạng mà bạn đang sử dụng hoặc truy cập trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngoài ra, theo quy định mới của Luật Viễn thông 2023, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024, các nhà mạng sẽ tiến hành thu hồi số điện thoại di động của thuê bao không thực hiện cập nhật thông tin theo quy định.
Cách hướng dẫn kiểm tra sim điện thoại có bị khoá không?
Theo quy định tại Nghị định 49, nếu thuê bao nào có thông tin không trùng khớp sẽ nhận được tin nhắn thông báo của các nhà mạng yêu cầu cá nhân cập nhật thông tin cho sim. Do đó, có thể kiểm tra việc sim mình có thông tin không đúng hoặc có thể bị khoá bằng các cách sau đây:
– Nhận được tin nhắn của nhà mạng.
– Gửi tin nhắn đến tổng đài 1414 (miễn phí cước tin nhắn) theo cấu trúc: tttb và gửi 1414. Sau khi tổng đài nhận được yêu cầu thì sẽ trả về tin nhắn có đầy đủ thông tin của Sim điện thoại gửi tin nhắn: Họ tên, ngày sinh, số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp…
Nếu thông tin này trùng khớp với thông tin của chủ sim điện thoại thì đồng nghĩa người dùng không cần phải làm gì. Nhưng nếu không trùng, sim của bạn có thể sẽ bị khoá. Do đó, bạn cần phải đi cập nhật ngay thông tin cá nhân.