Nữ sinh 17 tuổi ‘ra đi’ khi ngủ chỉ vì 1 thói quen ban đêm mà nhiều người cùng mắc

Sự việc xảy ra với nữ sinh 17 tuổi trong kỳ ôn thi khiến tất cả đều bàng hoàng. Qua đó, bác sĩ một lần nữa cảnh báo mọi người trong xã hội hiện đại đặc biệt quan tâm đến giờ giấc đi ngủ và số lượng giấc ngủ để đảm bảo sự sống cho cơ thể.

Thông tin này đã được đăng tải trên báo chí với chi tiết như sau:

Một cô gái 17 tuổi đến từ Malaysia chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày và thức khuya để ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh với mục tiêu đạt điểm cao trong kỳ thi và nhận được học bổng. Không may, nữ sinh bị đau đầu dữ dội và xuất huyết não khi đang ngủ một ngày trước ngày thi diễn ra. Dù được cấp cứu tại bệnh viện nhưng cô vẫn không qua khỏi!

 

Hình ảnh mang tính chất minh họa, nguồn: dSD

Cụ thể, theo tớ MS News, một cô gái 17 tuổi ở Batu Pahat, Malaysia, chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày vì phải chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh. Trước kỳ thi, cô gái bị co giật dữ dội, đau đầu và sau đó hôn mê. Cô được đưa đến bệnh viện để điều trị. Dù được các bác sĩ cố gắng kéo dài sự sống thêm vài ngày nhưng sau đó cô vẫn không qua khỏi vào ngày 5/12 vừa qua.

Bác sĩ chẩn đoán cô gái c/h/ế/t do xuất huyết não. Cô gái từng nói với các bạn cùng lớp rằng thỉnh thoảng cô cảm thấy đau đầu, nhưng mọi thứ khác vẫn diễn ra bình thường. Cha của cô gái cho biết, con gái ông luôn rất siêng năng và chăm chỉ, cô là con gái duy nhất trong gia đình và là học sinh đạt điểm A xuất sắc.

Ngoài ra, mẹ của cô gái còn chỉ ra rằng hai vợ chồng chưa bao giờ gây áp lực cho con gái trong việc học tập. Con gái muốn tiết kiệm tiền cho gia đình nên học rất chăm chỉ nhưng không ngờ vì thế mà cô lại c/h/ế/t. Sau khi biết tin cô gái qua đời, người thân, bạn bè, thầy cô và học sinh trong trường rất đau buồn, dự kiến lễ chia tay sẽ được tổ chức vào ngày 7/2 – sau khi kỳ thi kết thúc.

Xuất huyết não là một căn bệnh nguy hiểm, khởi phát cấp tính và tiến triển nhanh, có thể dẫn đến liệt tứ chi, suy giảm khả năng nói, suy giảm nhận thức, suy nhược tinh thần và các triệu chứng khác với tỷ lệ tử vong và tàn tật cao. Điều đáng lo là bệnh này đang trẻ hóa rất nhanh do lối sống không lành mạnh, sự chủ quan với sức khỏe ở người trẻ tuổi. Trong đó, thức khuya lâu ngày là một trong những thói xấu phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Theo sinh lý cơ thể và nhịp sinh học của con người thì ban đêm là thời gian nghỉ ngơi, phục hồi của các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Thức khuya đi ngược lại nhịp sinh học bình thường, gây căng thẳng tế bào, đặc biệt là các tế bào thần kinh, gây rối loạn chuyển hóa, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ.

Thức khuya thường xuyên còn khiến não cần được tưới máu nhiều hơn, áp lực bơm máu lên não càng tăng, khiến huyết áp tăng vọt, tạo một lực tác động lên thành mạch máu não lớn quá mức, hậu quả có thể dẫn đến vỡ mạch máu não. Đồng thời, thói xấu này cũng làm suy giảm miễn dịch, não bộ suy giảm chức năng. Khi vận động đột ngột, lượng máu bơm mạnh đột ngột, dễ gây tai biến mạch máu não.

Giấc ngủ quan trọng với con người thế nào, vì sao thiếu ngủ cũng có thể qua đời

Các bác sĩ khuyến cáo nên ngủ ít nhất 6 tiếng và không quá 10 tiếng một ngày, trong đó 80% giấc ngủ là ban đêm. Sẽ càng tốt hơn nếu bạn rèn luyện được thói quen đi ngủ và thức dậy đều đặn trong khoảng thời gian cố định, không dùng các thiết bị điện tử 1 giờ trước khi ngủ.