Từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực trong đó có nhiều điểm mới về chế độ hưởng lương hưu hằng tháng. Những điểm mới đó là gì?
Ngày 30/11/2024, Sức khoẻ Đời sống đã đăng tải bài viết với tiêu đề: Mức lương hưu hằng tháng thay đổi từ 1/7/2025. Nội dung cụ thể như sau:
Điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo Điều 73, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính mức bình quân quy định tại Điều 72 của Luật này của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh như sau:
– Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, được điều chỉnh theo mức tham chiếu tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí;
– Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính mức bình quân quy định tại Điều 72 của Luật này của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Tăng lương hưu từ 1/7/2025?
Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định mức lương hưu hằng tháng:
Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 98 của Luật này được tính như sau:
– Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
– Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Từ 1/7/2025, nhiều quy định mới về lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Ảnh minh họa: TL
Căn cứ Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định:
– Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và Quỹ Bảo hiểm xã hội.
– Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
– Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Theo quy định nêu trên, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được tiếp tục tăng lương hưu nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Như vậy, ngày 1/7/2025 chỉ là ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, còn đợt tăng lương hưu mà luật này quy định chỉ đề cập sẽ thực hiện tăng lương hưu cho người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 chứ chưa quy định về mốc thời điểm tăng lương hưu chính thức. Chính phủ sẽ có quy định thời điểm tăng lương hưu cụ thể.
Ngoài ra, lương hưu trong đợt tăng lương hưu mới theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Những trường hợp chấm dứt hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Điều 75, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về việc tạm dừng, chấm dứt và tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng đối với những người tham gia BHXH bắt buộc như sau:
– Tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Xuất cảnh trái phép;
+ Bị tòa án tuyên bố mất tích;
+ Không xác minh được thông tin của người thụ hưởng theo quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều 11 của Luật này.
– Chấm dứt việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết;
+ Từ chối hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng văn bản;
+ Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
Từ ngày 1/7/2025, việc chấm dứt hưởng lương hưu hằng tháng đối với người đang hưởng sẽ được áp dụng trong các trường hợp:
– Chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết;
– Từ chối hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng bằng văn bản;
– Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, báo Tuổi Trẻ đã đăng tải bài viết với tiêu đề: Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu từ 1-7-2025. Nội dung cụ thể như sau:
Từ 1-7-2025, nhiều quy định mới về điều kiện hưởng lương hưu, thời gian đóng bảo hiểm xã hội… có hiệu lực.
Người cao tuổi nhận lương hưu trực tiếp tại một điểm chi trả thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội trước khi chuyển sang nhận qua thẻ ATM – Ảnh: HÀ QUÂN
Trả lời thắc mắc của người lao động tại TP.HCM về chế độ hưu trí sẽ thay đổi thế nào trong năm 2025, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1-7-2025 có nhiều điểm mới.
Giảm năm đóng bảo hiểm xã hội
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường hưởng lương hưu khi đáp ứng hai điều kiện: đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên và đến tuổi về hưu. Hiện, người lao động muốn hưởng lương hưu thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.
Đề xuất giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước 55 tuổi, không bị trừ tỉ lệ lương hưuĐề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, thăng quân hàm, nâng lương trước thời hạn của sĩ quan quân độiĐề xuất lương giáo viên xếp cao nhất, có phụ cấp, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm
Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường tăng từ 60 lên 62 tuổi với nam và từ 55 lên 60 tuổi với nữ.
Từ năm 2021, mỗi năm tăng thêm 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ cho tới khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Đến năm 2025, tuổi nghỉ hưu của nam là 61 tuổi 3 tháng. Với nữ là 56 tuổi 8 tháng.
Đối với lao động nữ, lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tương ứng 15 năm đóng, sau đó mỗi năm đóng thêm sẽ cộng thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Đối với lao động nam, lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tương ứng 20 năm đóng, sau đó mỗi năm đóng thêm sẽ cộng thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Cách tính lương hưu nếu làm ở nhà nước
Trường hợp lao động nam đóng từ 15 – 20 năm, lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (tương ứng 15 năm đóng), sau đó mỗi năm đóng thêm được cộng 1% cho tới khi đủ tỉ lệ 45% (tương ứng 20 năm đóng).
Người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tính như sau:
Người đóng từ 1-1-2007 đến ngày 31-12-2025 sẽ tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Theo nghị định số 75/2024 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, từ ngày 1-7-2024, cả nước tăng thêm 15% lương hưu so với mức hưởng của tháng 6-2024.
Như vậy, những người nghỉ hưu từ ngày 1-7-2024 đến 1-12-2024 không được tăng lương hưu.
Không tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội năm 2025
Nghị quyết thống nhất chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.