Gửi về nhà hơn 1,7 tỷ đồng sau 7 năm đi làm xa quê, chàng trai ngỡ ngàng khi nghe mẹ bảo “không nhận được tiền”: Sự thật bất ngờ qua video giám sát
Sau 7 năm xa quê, người con mới bàng hoàng phát hiện mẹ mình chưa từng nhận được số tiền khổng lồ mà anh đã cố gắng gửi về suốt những năm tháng qua.
Ngày 04/02/2025, Thanh niên Việt đưa tin “Gửi về nhà hơn 1,7 tỷ đồng sau 7 năm đi làm xa quê, chàng trai ngỡ ngàng khi nghe mẹ bảo “không nhận được tiền”: Sự thật bất ngờ qua video giám sát” . Nội dung chính như sau:
Lý Đình Hạo lớn lên ở một vùng quê nhỏ bé, nơi cuộc sống không dễ dàng. Từ khi còn nhỏ, anh đã rất năng động và luôn có những ý tưởng riêng biệt. Ước mơ lớn nhất của anh là trở thành một doanh nhân thành đạt để có thể tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái và không phải lo lắng về tiền bạc.
Vì gia đình anh rất nghèo, nên thời thơ ấu của Lý Đình Hạo gặp không ít khó khăn, hoàn cảnh của anh không khác gì nhiều gia đình khác trong vùng. Cha anh, Lý Giang, chỉ là một công nhân bình thường, mỗi ngày làm việc vất vả tại công trường xây dựng, di chuyển những viên gạch nặng nề. Mẹ anh, Trương Thuý, đã nhiều năm làm công việc nội trợ, chăm sóc gia đình và lo lắng cho các con.
Dù gia đình anh sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng tình yêu và sự chăm sóc lẫn nhau luôn là nguồn động viên lớn nhất. Lý Giang, cha của Đình Hạo, nhìn vào con trai mình với niềm tự hào, cảm thấy mọi vất vả trước đó đều xứng đáng. Được cha mẹ yêu thương, Đình Hạo trưởng thành từng ngày, học giỏi và luôn nỗ lực vượt qua mọi thử thách. Thành tích xuất sắc giúp anh vào được trường trung học trọng điểm, mang lại niềm vui lớn cho gia đình.
Tuy nhiên, niềm vui ấy không kéo dài lâu. Một cuộc gọi bất ngờ đã thay đổi tất cả: “Chồng của bà Trương Thuý đã gặp tai nạn nghiêm trọng tại công trường và đang được cấp cứu”. Mẹ Đình Hạo, không tin vào tai mình, tay bà run rẩy nghe tin dữ. Đình Hạo, dù còn nhỏ đã lập tức hỏi thăm và cùng mẹ tới bệnh viện.
Tuy nhiên, khi họ đến nơi, họ chỉ còn lại thi thể lạnh lẽo của cha. Niềm vui ngắn ngủi đã biến thành nỗi đau vô cùng lớn, cả gia đình chìm trong đau thương, không ai ngờ rằng hạnh phúc lại mong manh đến vậy.
Kể từ khi cha qua đời, gia đình như mất đi động lực, Đình Hạo và mẹ càng ngày càng trở nên chán nản. Tuy nhiên, may mắn thay, chủ công trường đã đền bù cho gia đình một khoản tiền lớn, nếu không anh sẽ không thể tiếp tục học tập. Từ đó, anh đã nung nấu ý tưởng trở thành doanh nhân. Bởi vì những ngày nghèo khó, anh cảm thấy mình đã đủ chịu đựng và muốn thay đổi cuộc sống.
Thời gian trôi qua, và khi Lý Đình Hạo bước vào đại học, nỗi đau về sự ra đi của cha dần trở thành ký ức xa vời. Còn mẹ anh đã tìm được một hạnh phúc mới với cuộc sống hôn nhân của mình.
Cha dượng của Lý Đình Hạo, Dương Sinh, có một người con trai chỉ nhỏ hơn anh 2 tuổi, nhưng mối quan hệ giữa họ không hề tốt đẹp.
Lý Đình Hạo cảm thấy khó chịu mỗi khi đối diện với Dương Sinh, đặc biệt là khi thấy mẹ anh luôn ngợi khen cha dượng. Cảm giác đó như một gánh nặng khiến anh càng ngày càng muốn tránh xa gia đình.
Sau khi tốt nghiệp, Lý Đình Hạo quyết định ra nước ngoài. Đây không chỉ là một cuộc phiêu lưu, mà là cách anh tìm kiếm sự tự do, thoát khỏi cái bóng gia đình đang đè nặng lên mình.
Trước khi lên máy bay, mẹ anh nắm chặt tay con trai, đôi mắt bà ngấn lệ. Bà dặn dò: “Con nhớ về nhà vào dịp Tết, đừng quên liên lạc với mẹ”.
Lý Đình Hạo nhìn mẹ, ánh mắt tràn đầy yêu thương và quyết tâm, anh tự hứa sẽ cố gắng hết mình để mang lại cuộc sống tốt nhất cho mẹ, dù khoảng cách xa cách vẫn luôn hiện hữu giữa họ.
Số tiền khổng lồ được gửi về suốt 7 năm
Lý Đình Hạo, từ khi rời quê hương, đã dồn hết tâm huyết vào công việc ở nước ngoài, mong muốn thay đổi cuộc sống gia đình, đặc biệt là mang lại cho mẹ một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong suốt 7 năm xa nhà, anh gửi về cho mẹ mỗi tháng một khoản tiền không nhỏ, tổng cộng lên đến hơn 500.000 NDT (khoảng hơn 1,7 tỷ đồng), để giúp mẹ trang trải cuộc sống.
Và vì công việc bận rộn, cùng chi phí gọi điện quốc tế đắt đỏ nên Lý Đình Hạo không thường xuyên liên hệ với mẹ, thay vào đó anh cố gắng chuyển tiền qua đều đặn tài khoản ngân hàng, hy vọng mẹ sẽ sử dụng số tiền đó để cải thiện cuộc sống và không phải lo lắng về tài chính.
Với niềm tin mãnh liệt rằng mẹ sẽ nhận đầy đủ số tiền, Lý Đình Hạo tin tưởng mọi thứ sẽ ổn. Sau 7 năm nỗ lực, anh đã mua vé máy bay về Trung Quốc, mang theo hy vọng sẽ bắt đầu một chương mới trong cuộc đời mình, nơi anh không phải lo lắng về tài chính nữa.
(Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, Lý Định Hào đã vô cùng sốc và không thể tin vào tai mình khi mẹ nói rằng chưa bao giờ nhận được một đồng nào từ số tiền anh đã gửi.
Điều này khiến anh hoang mang và bối rối, bởi anh chắc chắn đã thực hiện đúng như đã hứa. Không thể để sự việc lơ lửng, anh quyết định điều tra sự thật và tìm ra nguyên nhân thực sự đằng sau việc này.
Sự thật bất ngờ qua video giám sát
Lý Đình Hạo không thể tin vào những gì mình vừa nghe từ mẹ. Bà khẳng định rằng trong suốt 7 năm qua, chưa bao giờ nhận được khoản tiền lớn mà anh đã gửi về.
Không thể chấp nhận được sự việc này, Lý Đình Hạo đã đến ngân hàng và yêu cầu ngân hàng cung cấp video giám sát các giao dịch rút tiền từ tài khoản của mẹ anh trong suốt thời gian qua.
Video cho thấy người đã rút tiền không phải là mẹ anh, mà là Dương Sinh, cha dượng của anh. Cha dượng đã lợi dụng lòng tin của mẹ anh để trục lợi cho bản thân, chiếm đoạt số tiền lớn. Sự thật này như một cú sốc lớn đối với Lý Đình Hạo, anh cảm thấy bị phản bội và tức giận tột độ.
Anh không thể ngờ rằng, trong suốt 7 năm qua, cha dượng lại âm thầm lấy đi số tiền mà anh đã gửi về để chăm lo cho mẹ. Ông ta chỉ đưa lại cho mẹ anh số tiền lẻ đáng thương. Còn mẹ anh vì thương anh nên cũng không hỏi anh nhiều về chuyện tình cảm. Bà sợ anh vì kiếm tiền mà quên đi sức khoẻ bản thân.
Khi đối diện với sự thật, Dương Sinh không thể chối cãi và cuối cùng thừa nhận đã sử dụng số tiền đó để chi tiêu cho gia đình mình.
Tuy ông ta biện minh rằng việc làm này là để duy trì cuộc sống gia đình, nhưng hành động của ông ta vẫn không thể nào được chấp nhận. Lý Đình Hạo yêu cầu cha dượng phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt.
Sự việc không chỉ làm xáo trộn mối quan hệ gia đình mà còn là một cú sốc lớn đối với mẹ con Lý Đình Hạo.
Dương Sinh sau đó bị kết án 3 năm tù vì hành vi chiếm đoạt tài sản. Tuy vụ việc đã được làm rõ, nhưng với Lý Đình Hạo, đây là một bài học đau đớn về lòng tin và sự quản lý tài chính trong gia đình. Anh học được rằng, đôi khi, sự tin tưởng mù quáng có thể dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được.
Tổ quốc đưa tin “Bé trai 8 tuổi nhập viện do chóng mặt và tử vong 3 giờ sau đó, bác sĩ chỉ ra sai lầm nghiêm trọng mà nhiều bậc cha mẹ đang mắc phải khi dạy dỗ con cái”. Nội dung chính như sau:
Việc dùng bạo lực để dạy dỗ con sẽ tác động xấu đến tâm hồn và thể chất của trẻ. Thay vào đó, các bậc cha mẹ nên dành thời gian nhiều hơn và tự mình làm gương cho con cái mới là phương pháp giáo dục đúng đắn.
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc trẻ em tiếp cận với chiếc điện thoại là vô cùng dễ dàng. Bởi khối lượng công việc ngày càng tăng và quỹ thời gian dần trở nên eo hẹp khiến nhiều bậc cha mẹ không còn cách nào khác đành phải “giao phó” con mình cho chiếc điện thoại thông minh. Vô tình dẫn đến việc các bé nghiện điện thoại và không tập trung vào học tập cũng như những hình thức vui chơi giải trí lành mạnh khác. Đây là vấn đề mà hầu hết các bậc làm cha làm mẹ đang đau đầu.
Ảnh minh họa
Tác hại của việc nghiện điện thoại ở trẻ là không ít, ngoài ra những câu chuyện bên lề chiếc điện thoại khiến các bậc phụ huynh nên cân nhắc về phương pháp dạy con của mình.
1. Bé trai 8 tuổi nhập viện do chóng mặt và qua đời 3 giờ sau đó
Theo Alobouwang, gần đây, một câu chuyện đau lòng đã xảy ra khiến nhiều người không khỏi xót xa tại Trung Quốc. Một cặp vợ chồng ôm đứa con trai vội vàng chạy vào bệnh viện. Họ nhìn quanh với vẻ mặt hốt hoảng nhưng không biết phải làm gì. Các y tá thấy vậy nhanh chóng chạy tới hỏi thăm tình hình. Người đàn ông bế bé trai nói rằng con anh bị ngất xỉu và cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Lúc này, cô y tá vội vàng đi tìm bác sĩ để khám bệnh cho đứa bé. Cháu bé bị chấn thương nội sọ, cần được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, thật đáng tiếc, bé trai đã tử vong 3 giờ sau đó dù đã được các nhân viên y tế tận tình cứu chữa.
Nhận được tin con mất, người chồng rất kích động, anh đã bật khóc và sa sút tinh thần. Người vợ ở bên cạnh không thể chấp nhận được kết quả này, tự trách móc và đánh bản thân trong tuyệt vọng. Chứng kiến cảnh tượng thương tâm này, các nhân viên y tế đã lần lượt đến an ủi đôi vợ chồng, mong họ sớm có thể vượt qua nỗi đau.
Ảnh minh họa
Sau khi tâm trạng của họ nguôi ngoai một chút, người mẹ mới kể đầu đuôi câu chuyện rằng do con trai ở nhà không chịu làm bài tập mà cứ nghịch điện thoại, không nghe lời mẹ. Trong lúc tức giận, cô đã không kiềm chế được mà đánh mạnh vào đầu con, khiến con choáng váng và ngất đi.
Sau khi nghe qua câu chuyện, bác sĩ nhận thấy rằng đây thực sự là điều mà nhiều bậc cha mẹ đang làm, việc này sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho cơ thể của trẻ nhỏ. Họ cần phải xem xét lại phương pháp dạy con mang tính bạo lực này.
2. Giáo dục trẻ nhiều hơn hay là tự mình làm gương
Người ta thường nói: “Dưỡng bất giáo; Phụ chi quá” (nuôi con mà chẳng dạy dỗ, ấy là lỗi của người cha). Điều này không có nghĩa là tất cả các lỗi và vấn đề của con cái đều đổ lỗi cho bố mẹ. Tuy vậy, chúng ta nên xem xét kỹ càng hơn các phương pháp của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, điều đó có thể giải quyết tốt hơn những vấn đề còn vướng mắc của trẻ.
Khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển sẽ bắt chước cách sống và hành vi của cha mẹ, qua đó cha mẹ có thể nhận ra những vấn đề trong chính bản thân mình. Trên thực tế, cha mẹ được coi là tấm gương phản chiếu của con trẻ. Vì vậy, nếu muốn con học được điều hay, cha mẹ nên làm gương cho con.
Ảnh minh họa
Đa số phụ huynh hay phàn nàn rằng trẻ nhỏ khó dạy bảo nhưng rồi lại mải mê với công việc mà quên đi việc tìm hiểu nguyên do là gì.
Cuộc sống hiện đại khiến người lớn tiếp xúc với điện thoại nhiều hơn, vì công việc hay cũng có thể để giải trí. Khi một đứa trẻ muốn nói chuyện với bạn, muốn bạn chơi trò chơi cùng, hay chỉ đơn giản là chia sẻ về điều gì đó thú vị, thì bạn lại đang cặm cụi vào chiếc điện thoại trên tay và đáp lại một cách lơ đãng. Nếu điều đó xảy ra thường xuyên, một cách vô hình, trẻ có thể học theo và nghĩ đó là hành vi phù hợp. Khi nghiện điện thoại, trẻ sẽ không còn hứng thú giao tiếp với cha mẹ, và việc bạn muốn con nghe lời sẽ trở nên khó khăn hơn.
Hầu hết chúng ta sẽ muốn con mình ngoan ngoãn, tử tế. Nhưng đôi khi, chỉ nói con nghe về những giá trị và trách nhiệm thôi là chưa đủ. Chúng ta phải cho con thấy được hành động. Bản thân nên là tấm gương sáng để con cái noi theo.
Thường xuyên quan tâm, chia sẻ với con là cách tốt nhất để việc giáo dục con cái. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để ở bên các con, đồng thời hãy để con dần dần khôn lớn thay vì ép lớn nhanh.
Dù trong lúc dạy con, bạn tức giận thế nào cũng không nên sử dụng bạo lực như một cách để dạy trẻ. Bởi trong trường hợp nào, đòn roi chưa bao giờ là một phương thức thể hiện tình yêu con cả. Những trận đánh không chỉ gây ra nỗi đau về thể xác mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đến tinh thần của trẻ về sau.