Giá vàng chiều nay (30-10)

Giá vàng chiều nay, 30-10, ghi nhận trên thị trường nội địa vẫn giữ ổn định, với chỉ vàng miếng thương hiệu PNJ có sự tăng nhẹ.

        Giá vàng hiện được niêm yết như sau:

Vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng: 87 triệu đồng/lượng mua vào, 89 triệu đồng/lượng bán ra.

Vàng SJC Phú Quý: 87,6 triệu đồng/lượng mua vào (tăng 200.000 đồng/lượng so với ngày 29-10), 89 triệu đồng/lượng bán ra.

Vàng DOJI tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh: 87 triệu đồng/lượng mua vào, 89 triệu đồng/lượng bán ra (không thay đổi so với hôm qua).

Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu giao dịch vàng miếng SJC ở mức 87 triệu đồng/lượng mua vào và 89 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng nhẫn tròn trơn được giao dịch với giá 88,38 triệu đồng/lượng mua vào, 89,38 triệu đồng/lượng bán ra, có sự tăng nhẹ ở cả hai chiều.

Vàng PNJ tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội: 88,3 triệu đồng/lượng mua vào (tăng 500.000 đồng/lượng so với ngày 29-10), 89 triệu đồng/lượng bán ra (tăng 100.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua).

Chiều nay, giá vàng trong nước tiếp tục ghi nhận sự biến động. Cụ thể, giá vàng miếng SJC đang được niêm yết trong khoảng từ 87 đến 89 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), không thay đổi nhiều so với các phiên trước​.

Vàng nhẫn tròn trơn cũng ghi nhận mức tăng, đạt khoảng 89 triệu đồng/lượng.

Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới

Giá vàng thế giới đạt mức cao kỷ lục trong phiên 29/10, khi một loạt những bất ổn địa chính trị cùng kỳ vọng về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý này.

Báo Tin tức ngày 30/10 đưa thông tin với tiêu đề: “Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới” cùng nội dung như sau:

Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 1% và đạt 2.769,25 USD/ounce. Trong phiên này, đã có thời điểm giá vàng giao ngay chạm mức cao kỷ lục 2.772,42 USD/ounce. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn chốt phiên đạt 2.781,1 USD/ounce – tương đương mức tăng 0,9%.Vàng thường được hưởng lợi trong môi trường lãi suất thấp và được coi là kênh trú ẩn an toàn trước những biến động thị trường.

Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng hơn 34%.Ông Peter Grant, Phó Chủ tịch kiêm chiến lược gia cao cấp về kim loại tại công ty môi giới đầu tư Zaner Metals nhận định nhu cầu tìm kiếm tài sản an toàn đã hỗ trợ giá vàng khi căng thẳng địa chính trị và bất ổn chính trị vẫn tiếp diễn, bao gồm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới và căng thẳng leo thang tại Trung Đông.

Nhật Bản hiện cũng gia nhập danh sách các quốc gia có bất ổn chính trị sau cuộc bầu cử hồi cuối tuần qua.Các nhà đầu tư cũng chờ đợi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ, bao gồm báo cáo việc làm và chi tiêu tiêu dùng cá nhân để đánh giá thêm về lập trường chính sách của Fed, trước khi ngân hàng trung ương này đưa ra quyết định về lãi suất.Thị trường hiện đang dự đoán 98% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới vào hai ngày 6-7/11.Ông Han Tan, người đứng đầu bộ phận phân tích thị trường tại công ty quản lý đầu tư Exinity Group cho rằng vàng sẽ duy trì xu hướng tăng và thậm chí có thể tiến gần đến mốc 2.800 USD/ounce trong những ngày tới. Kịch bản này là khả thi nếu rủi ro từ cuộc bầu cử Mỹ tiếp tục gây áp lực lên tâm lý thị trường, trong khi kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất vẫn còn nguyên.

Một cuộc thăm dò của hãng tin Reuters cho thấy đà tăng giá vàng sẽ kéo dài đến năm 2025, chủ yếu nhờ bối cảnh lãi suất thuận lợi của Mỹ và căng thẳng địa chính trị tiếp  diễn.

Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,9% lên 34,32 USD/ounce. Giá bạch kim tăng 1,6% lên 1.049,10 USD/ounce.Tại Việt Nam, khép phiên 29/10, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 87,00 -89,00 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Tiếp đến, báo VnExpress ngày 30/10 cũng có bài đăng với thông tin: “Giá vàng thế giới tăng trở lại, hướng tới 2.800 USD”. Nội dung được báo đưa như sau:

Chốt phiên giao dịch 29/10, giá vàng thế giới giao ngay tăng 32,8 USD lên 2.774 USD một ounce. Đây là giá đóng cửa cao nhất đến nay của kim loại quý. Sang phiên sáng nay, giá tiếp tục đi lên, hiện chạm 2.778 USD.

Peter Grant – Phó giám đốc Zaner Metals cho rằng giá được hỗ trợ bởi nhu cầu trú ẩn trong bất ổn chính trị. Chính trường Nhật Bản đang rơi vào bất ổn sau cuộc bầu cử tại Hạ viện cuối tuần trước, khiến đảng cầm quyền LDP lần đầu tiên trong 15 năm không giành được đa số ghế.

Trong khi đó tại Mỹ, hai ứng cử viên Tổng thống là ông Donald Trump và bà Kamala Harris vẫn đang bám đuổi sát sao trong các cuộc thăm dò, chỉ một tuần trước bầu cử. Còn tại Trung Đông, ít nhất 93 người Palestine thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel vào phía Bắc Dải Gaza hôm 29/10, theo cơ quan y tế địa phương.

Từ đầu năm, giá vàng đã tăng hơn 34%, do xung đột tại Trung Đông, bầu cử Tổng thống Mỹ và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất. Nhà đầu tư hiện chờ hàng loạt số liệu kinh tế Mỹ sẽ công bố tuần này, gồm báo cáo việc làm và chỉ số giá chi tiêu cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Các số liệu này có thể tác động đến quyết định lãi suất của Fed trong cuộc họp ngày 7/11.

Các thị trường hiện đặt cược xác suất Fed giảm lãi 25 điểm cơ bản (0,25%) tháng tới là 98%. “Giá vàng vẫn sẽ có xu hướng tăng, thậm chí có thể lên 2.800 USD trong vài ngày tới, vì cuộc bầu cử tại Mỹ vẫn đang gây sức ép lên thị trường và khả năng Fed giảm lãi suất gần như là chắc chắn”, Han Tan – chiến lược gia thị trường tại Exinity Group cho biết.

Một khảo sát của Reuters gần đây cho thấy đà tăng của vàng có thể kéo dài sang năm 2025.

Trên thị trường vật chất, người mua tại Ấn Độ cũng đang mua vàng cho các dịp lễ Dhanteras và Diwali tại đây, bất chấp giá hiện ở mức kỷ lục. Các kim loại quý khác, từ bạc, bạch kim đến palladium đều tăng giá hôm qua, với mức 0,2-1,9%.