Gần 600 loại sữa bị làm giả với số lượng lớn, thu lợi gần 500 tỷ đồng
Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa bị các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện.
Tối ngày 11/4, VTV Online đưa tin Gần 600 loại sữa bị làm giả với số lượng lớn, thu lợi gần 500 tỷ đồng. Nội dung như sau:
Cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam 08 bị can về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Kết quả điều tra bước đầu của Cơ quan công an xác định: Từ tháng 8/2021 đến nay, các đối tượng đã thành lập Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group để sản xuất kinh doanh sữa bột. Đến nay đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại. Các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.
Các thành phần công bố như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó… nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này. Các đối tượng đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia. Cơ quan công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.
Trong khoảng 4 năm, các đối tượng đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường,mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.
Ngày 12/4, Tạp chí Thương hiệu & Công luận cũng đăng tải bài viết Bộ Công an phát hiện đường dây sữa giả với 573 nhãn hiệu “dỏm”, lừa đảo người bệnh và trẻ em. Nội dung như sau:
Cơ quan công an đã tiến hành khởi tố vụ án và bắt tạm giam 8 đối tượng liên quan về các tội danh “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, từ tháng 8/2021 đến nay, các đối tượng đã thành lập Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group nhằm mục đích sản xuất và kinh doanh sữa bột.
Sau kẹo Kera, Bộ Công an bóc vụ sữa giả cực lớn. Nguồn: VTV
Theo tài liệu điều tra, đường dây này đã tiến hành sản xuất tới 573 nhãn hiệu sữa bột khác nhau, bao gồm các sản phẩm dành cho nhiều đối tượng đặc biệt như người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai. Trong khoảng thời gian 4 năm hoạt động, các đối tượng đã tiêu thụ một lượng lớn sữa giả ra thị trường, thu về doanh thu ước tính gần 500 tỷ đồng.
Điều đáng chú ý là các sản phẩm mà đường dây này quảng cáo có chứa các thành phần quý hiếm như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó…
Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy trên thực tế, các sản phẩm này hoàn toàn không chứa những thành phần được công bố. Các đối tượng đã thực hiện hành vi gian dối bằng cách bỏ bớt nguyên liệu đầu vào, đồng thời thay thế và bổ sung thêm các chất phụ gia không đúng với tiêu chuẩn.
Cơ quan công an xác định rằng, nhiều chỉ tiêu chất lượng trong các sản phẩm sữa bột giả này chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố trên bao bì, đủ căn cứ để kết luận đây là hàng giả.
Hiện tại, cơ quan công an vẫn đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ vai trò của từng đối tượng và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Vụ việc này không chỉ gây thiệt hại kinh tế lớn cho người tiêu dùng mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt.