Cô gái sinh năm 1994 có

Cô gái sinh năm 1994 có khoản nợ xấu 4,9 tỷ đồng, bị ngân hàng khởi kiện vì không trả tiền, toà án khẳng định: “Khách hàng qua đời từ 25 năm trước”

Trong gần 2 năm, ngân hàng đã điều tra về vị khách đặc biệt này nhưng không có bất kỳ thông tin gì.

Ngày 07/04/2025, Đời sống Pháp luật đưa tin “Cô gái sinh năm 1994 có khoản nợ xấu 4,9 tỷ đồng, bị ngân hàng khởi kiện vì không trả tiền, toà án khẳng định: “Khách hàng qua đời từ 25 năm trước””. Nội dung chính như sau:

Theo Sohu, vào tháng 1/2023, Toà án nhân dân quận Giang Tân, Trùng Khánh, Trung Quốc đã tiếp nhận đơn kiện của một ngân hàng tại địa phương. Theo đó, một khách hàng mang tên Trần Phương Phương (sinh năm 1994) đã làm thủ tục vay số tiền lên đến 1,39 triệu NDT (khoảng 4,9 tỷ đồng) tại nhà băng này từ năm 2021, nhưng sau đó không trả.

Ảnh minh hoạ

Theo ngân hàng, nhiều cuộc điều tra về thông tin của vị khách này đã diễn ra. Tuy nhiên, họ không thể xác minh được danh tính người này. Trong tình huống này, ngân hàng dự đoán có 2 khả năng xảy ra. Một là thông tin của người vay tiền không chính xác. Hai là người này đã qua đời và cơ quan chức năng tại địa phương chưa huỷ thông tin nhận dạng.

Sau khi tiếp nhận vụ việc, thẩm phán La Kiến đã tìm đến quê hương của Trần Phương Phương, một làng miền núi hẻo lánh ở Phùng Tiết, Trung Quốc. Tại đây, ông đã được người làng thông tin rằng Trần Phương Phương đã qua đời từ khi 4 tuổi. Nên không có chuyện một bé gái 4 tuổi đã qua đời cách đây 25 năm lại có thể vay được tiền vào năm 2021.

Còn về bố mẹ của cô bé này, họ đã chuyển đến Vạn Châu, Trung Quốc. Từ đây, cơ quan chức năng tìm gặp bố của Trần Phương Phương để làm rõ mọi chuyện.

Nút thắt của vấn đề dần được gỡ rối. Hoá ra, sau khi Trần Phương Phương qua đời vào năm 1998, cha cô đã không huỷ hộ khẩu nhằm lừa đảo để vẫn được hưởng trợ cấp.

Trong cuộc điều tra dân số năm 2014, cha của Trần Phương đã nhờ cháu gái là Trần Yến nộp đơn xin cấp thẻ căn cước mới bằng danh tính của Trần Phương Phương. Khi đó, Trần Yến chỉ là một thiếu niên và không hiểu biết về luật pháp nên làm theo yêu cầu. Từ đây, cô gái này có 2 thẻ căn cước. Một thẻ với thông tin chính xác của mình. Một thẻ căn cước là hình của Trần Yến nhưng mọi thông tin đều thuộc về Trần Phương Phương.

Từ đây, cơ quan chức năng triệu tập Trần Yến đến trụ sở cảnh sát để làm việc. Đối tượng này đã giải thích toàn bộ quá trình mạo danh thông tin danh tính của Trần Phương Phương.

Theo đó, năm 2021, Trần Yến được 2 người đàn ông tên Hà và Chu rủ đầu tư bất động sản. Theo lời dụ dỗ cô cần đứng tên làm các thủ tục vay vốn ngân hàng nhưng sẽ không phải trả nợ. 2 đối tượng này cam kết sẽ chịu trách trả nợ gốc và lãi. Sau khi mỗi căn nhà được bán đi, Trần Yến sẽ nhận được số tiền hoa hồng là 5.000 NDT (khoảng 17 triệu đồng).

Tin tưởng vào những hứa hẹn, cô gái này đã dùng căn cước của mình và của Trần Phương Phương làm thủ tục vay tiền tại ngân hàng. Theo cách này, một bé gái 4 tuổi, đã qua đời 25 năm trước trở thành người đứng tên khoản vay 1,39 triệu NDT.

Tuy nhiên, chưa kịp hưởng lợi từ phi vụ này, 2 người đàn ông mời gọi Trần Yến đầu tư bất động sản bị cảnh sát bắt giữ vì lừa đảo.

Từ vụ án chấn động này, cơ quan cảnh sát quận Vạn Châu, Trùng Khánh, Trung Quốc dần phát hiện ra Trần Yến có đến 2 thẻ căn cước. Sau khi xác minh, căn cước của Trần Phương Phương bị huỷ bỏ. Đến lúc này, thông tin về sự qua đời của Trần Phương Phương mới được thêm vào hệ thống thông tin của cơ quan chức năng. Đây chính là lý do vì sao ngân hàng không tìm được thông tin của người đứng tên khoản vay 1,39 triệu NDT mang tên Trần Phương Phương.

Ảnh minh hoạ

Sau khi sự việc rõ ràng trắng đen, toà án tiến hành xét xử vụ án vào năm 2023. Thẩm phán khẳng định Trần Phương Phương đã qua đời cách đây 25 năm. Nên khoản nợ 1,39 triệu NDT sẽ do Trần Yến chịu trách nhiệm chi trả cho ngân hàng. Đối tượng này cũng bị kết án 6 tháng tù và chịu số tiền phạt là 10.000 NDT do sử dụng giấy tờ tùy thân giả để vay tiền ngân hàng.

Báo Đời sống pháp luật đăng tải bài viết có tiêu đề Người phụ nữ chuyển 500 triệu đồng vào tài khoản của chính mình, chưa kịp dùng đã còn 50K, ngân hàng khẳng định: Không thấy bất thường, lỗi là ở chị. Nội dung như sau:

Người phụ nữ này dự tính sẽ dành khoản tiền này để gửi tiết kiệm online. Tuy nhiên, chưa kịp thao tác, cô đã mất sạch. Số tiền ‘bốc hơi’ một cách khó hiểu

Theo Sohu, vào ngày 23/3/2024, cô Sương (Nam Ninh, Trung Quốc) mong muốn gửi tiết kiệm số tiền 150.000 NDT (hơn 500 triệu đồng). Thay vì đến ngân hàng để lập sổ, cô nghĩ rằng sẽ tiến hành gửi tiết kiệm online nhằm tiết kiệm thời gian đi lại.

Sở hữu 2 tài khoản ngân hàng, người phụ nữ này nhận thấy 1 tài khoản ngân hàng cho lãi suất cao hơn. Nên cô tiến hành chuyển khoản số tiền 150.000 NDT từ tài khoản còn lại vào tài khoản sẽ dùng để gửi tiết kiệm.

Sau khi thao tác, người phụ nữ này đã cẩn thận kiểm tra và xác nhận tiền đã được chuyển khoản thành công. Thay vì thực hiện thao tác gửi tiết kiệm ngay, chị Sương dự kiến chờ đến ngày hôm sau, nhằm hưởng mức lãi suất ưu đãi mới được tung ra của ngân hàng.

Tuy nhiên, điều không may mắn đã xảy ra. Sáng hôm sau, khi vừa tỉnh dậy cô Sượng nhận được hàng loạt thông báo trừ tiền tài khoản ngân hàng có 150.000 NDT. Chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra, người phụ nữ nhanh chóng mở ứng dụng ngân hàng ra kiểm tra. Số dư trong tài khoản chỉ còn 15 NDT (hơn 50.000 đồng). Vào phần thông báo trên ứng dụng, cô đếm được có đến 10 thông báo trừ tiền.

Nhanh chóng ngay sau đó, cô Sương đã khóa tài khoản ngân hàng. Đồng thời, cô nhanh chóng đến ngân hàng để làm việc. Tại đây, cô cung cấp thông tin và trình bày về trường hợp của mình. Tiến hành kiểm tra trên hệ thống, giao dịch viên khẳng định tài khoản ngân hàng bị trừ tiền là do lỗi của người dùng bởi không phát hiện dấu hiện bất thường nào. Ngân hàng hoàn toàn không liên quan.

Nghe thấy lời giải thích này, cô Sinh tỏ ra vô cùng khó hiểu. Bởi tài khoản ngân hàng bị trừ tiền vào buổi đêm. Khi đó, cô không tiến hành giao dịch với bất kỳ ai. Vậy tại sao lại do lỗi của người dùng.

Qua tra soát của ngân hàng, họ phát hiện toàn bộ số tiền của cô Sương đã được chuyển cho những tài khoản ngân hàng ở nước ngoài. Thực tế này càng khiến người phụ nữ này tỏ ra hoài nghi. Bởi cô khẳng định không có bạn bè hay người thân nào ở nước ngoài. Vì thế chắc chắn, cô không giao dịch với bất kỳ ai.

Nữ giao dịch viên ngân hàng cho biết, không loại trừ trường hợp cô Sương bị rò rỉ thông tin cá nhân. Kẻ gian đã lợi dụng sơ hở đó để tiến hành đánh cắp tiền trong tài khoản. Tuy nhiên, cô phủ nhận phỏng đoán này. Cô khẳng định bản thân đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn với thẻ ngân hàng nên không thể là nạn nhân của tình huống này.

Mất tiền vì tài ứng dụng lạ

Để tìm hiểu rõ nguyên nhân, ngân hàng đã tiến hành mời cảnh sát vào làm việc cùng. Qua quá trình điều tra khoảng 2 ngày, cảnh sát phát hiện cô Sương từng truy cập vào liên kết lạ. Hành vi này khiến điện thoại của cô bị dính mã độc nhưng không hay biết.

Nghe đến đây, người phụ nữ này mới nhớ ra. Cách đó khoảng 2 ngày, cô có thấy một video liên quan đến đến vụ tai nạn. Vì tò mò, người phụ nữ click vào đường link. Tuy nhiên, nội dung không hiển thị ngay mà yêu cầu người dùng phải tải một ứng dụng lạ “để xem đầy đủ”. Ngay sau đó, cô cũng làm theo hướng dẫn mà không hề hay biết ứng dụng vừa tải có chứa mã độc.

Cô Sương không ngờ vì sự tò mò lại khiến bản thân vướng vào rắc rối này

Khi mã độc này nằm trong điện thoại của nạn nhân, kẻ gian tiến hành đánh cắp thông tin như đọc trộm tin nhắn, lấy cắp mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng hay chiếm quyền kiểm soát smartphone từ xa… Cuối cùng, chúng đăng nhập vào tài khoản ngân hàng và đánh cắp tiền.

Sau khi mở rộng điều tra vụ việc liên quan đến nhóm đối tượng lừa đảo tinh vi này, cảnh sát cũng tìm ra kẻ chủ mưu. May mắn, cô Sương được hoàn trả lại toàn bộ số tiền bị mất.

Thông qua vụ việc này, cảnh sát cũng khuyến cáo người dân không nên bấm vào các liên kết lạ. Đảm bảo mật khẩu đủ phức tạp và được lưu giữ đúng cách để tránh bị rò rỉ. Không nên sử dụng cùng một mẩu khẩu để đăng nhập vào tất cả các ứng dụng, tài khoản…

Nếu phát hiện tài khoản ngân hàng của mình bị trừ tiền một cách khó hiểu, người dân nên tiến hành khóa tài khoản và nhanh chóng báo cáo vụ việc cho ngân hàng để được hỗ trợ sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *