Cậu bé 13 tuổi qua đời, bố mẹ nghẹn ngào khi nhìn thấy những bức vẽ cuối cùng trong cặp sách

Cậu bé 13 tuổi qua đời, bố mẹ nghẹn ngào khi nhìn thấy những bức vẽ cuối cùng trong cặp sách

Đây là một sự việc đau lòng nhưng hoàn toàn có thật, xảy ra trong gia đình của nhà kinh tế học nổi tiếng Tống Thanh Huy ở Trung Quốc. Vụ việc đã thu hút nhiều sự quan tâm và tranh luận trên mạng xã hội với nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tất cả đều chung niềm tiếc thương sâu sắc cho cậu bé 13 tuổi, đã ra đi mãi mãi.

Vào ngày 23/11/2021, một sự việc đau lòng xảy ra trong gia đình nhà kinh tế học nổi tiếng Trung Quốc, ông Tống Thanh Huy. Ngày hôm đó trở thành ký ức đau buồn nhất trong đời ông khi con trai ông, Tống Hạo Nhiên, đột ngột ra đi mãi mãi.

Sau khi cậu bé qua đời, cha mẹ tìm thấy những bức tranh nhiều màu tối và xuất hiện những ý nghĩ không mấy tích cực.

Vậy điều gì đã khiến một học sinh lớp 7 lại chọn cách rời bỏ thế giới này? Tại sao cậu bé lại ôm nỗi tuyệt vọng một mình, không tìm đến cha mẹ để nhờ giúp đỡ?

Bi kịch bắt đầu vào buổi sáng định mệnh khi con trai ông thức dậy, ăn sáng và chuẩn bị đến trường. Thông thường, mẹ sẽ đưa cậu đi, nhưng hôm đó, do bận việc, cậu bé tự đi một mình. Không lâu sau, mẹ cậu phát hiện qua đồng hồ định vị thấy con trai vẫn ở khu nhà trong thời gian dài mà không di chuyển. Lo lắng, bà liên hệ với chồng để xác minh. Ông Tống Thanh Duy lập tức tìm con, nhưng đã quá muộn. Ông phát hiện con trai mình đã ngã từ tầng 17 xuống ban công tầng 2, khiến gia đình mãi mất đi đứa con yêu quý.

Sự ra đi của Tống Hạo Nhiên là cú sốc lớn với gia đình. Khi vợ chồng ông Tống kiểm tra cặp sách của con, họ tìm thấy nhiều bức tranh màu tối, với nội dung tiêu cực thể hiện qua nét vẽ của cậu bé 13 tuổi. Ông chia sẻ trong đau xót rằng từ nhỏ, Hạo Nhiên đã yêu thích hội hoạ và mơ ước trở thành hoạ sĩ. Mặc dù thành tích học không nổi trội, nhưng cậu lại có tài năng và đam mê lớn trong nghệ thuật.

Trong thời gian đầu vào cấp 2, vợ chồng ông nhận thấy Hạo Nhiên dường như mất hứng thú với hội hoạ, thường xuyên buồn bã, và áp lực với bài tập, kiểm tra.

Lần gần nhất là hình ảnh con trai trở về nhà sau kỳ kiểm tra, trạng thái của đứa trẻ hoàn toàn rất tệ, thậm chí con trai của Tống Thanh Duy còn bị giáo viên phê bình trong nhóm chat của lớp vì chưa hoàn thành bài tập.

Mặc dù mẹ cậu đã cố gắng an ủi, dường như sự áp lực và nỗi đau của cậu bé đã vượt ngưỡng chịu đựng.

Sự việc đã khiến dư luận xôn xao, nhiều người xót xa cho gia đình, nhưng cũng không ít phụ huynh trách móc về việc cha mẹ có thực sự quan tâm đến sức khỏe tinh thần của con mình hay không. Họ cho rằng nếu cha mẹ chú ý đến những thay đổi tâm lý của con thì có lẽ bi kịch đã không xảy ra.

Câu chuyện này như một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc quan tâm đến sức khỏe tinh thần của trẻ vị thành niên. Những cảm xúc tiêu cực và thay đổi tâm lý của trẻ không thể bị xem nhẹ. Cha mẹ cần nhạy bén hơn trong việc nhận diện những dấu hiệu bất thường, và nếu phát hiện tình trạng tâm lý nghiêm trọng, nên đưa trẻ đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ, nhằm hạn chế tối đa những bi kịch có thể xảy ra.