Trong năm 2025, những người có năm sinh sau lưu ý đổi thẻ Căn cước để kẻo

Theo Luật Căn cước, trong năm 2025 những công dân đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi phải đổi thẻ căn cước.

Báo Người đưa tin ngày 11/1 có bài Trong năm 2025, những người có năm sinh sau lưu ý đổi thẻ Căn cước để kẻo bị phạt. Nội dung như sau:

Theo Điều 21 Luật Căn cước, công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Trường hợp thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước theo quy định có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.

Áp dụng quy định trên vào thực tế, năm 2025 những công dân sinh vào các năm 2011, 2000, 1985 và 1965 đã lần lượt đủ 14 tuổi, 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Tuy nhiên, từ 1/7/2024 mới bắt đầu thực hiện quy định cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi.

Ảnh minh hoạ

Do vậy, với những người sinh năm 2011:

– Nếu đã thực hiện cấp căn cước vào năm 2024 thì năm 2025 không phải thực hiện cấp đổi mà tiếp tục sử dụng đến năm đủ 25 tuổi.

– Trường hợp chưa làm thủ tục cấp căn cước vào năm 2024 thì năm 2025 sẽ thực hiện thủ tục cấp mới.

Đối với những người sinh 2000, 1985: Trường hợp đã đổi thẻ CCCD từ năm 2023 thì vẫn được tiếp tục sử dụng thẻ này cho tới độ tuổi cần đổi thẻ tiếp theo và không cần phải đổi sang thẻ căn cước. Nếu không thuộc trường hợp này thì bắt buộc trong năm 2025 phải đổi thẻ căn cước.

Đối với những người sinh năm 1965: Trường hợp đã đổi thẻ CCCD mới từ năm 2023 sẽ được sử dụng thẻ đó cho đến khi qua đời mà không bắt buộc phải đổi thẻ căn cước. Nếu không thuộc trường hợp này thì bắt buộc trong năm 2025 phải đổi thẻ căn cước.

Bên cạnh đó, theo Điều 46 Luật Căn cước có quy định CMND còn hạn sử dụng đến sau ngày 31-12-2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31-12-2024. Điều này đồng nghĩa với việc CMND sẽ bị khai tử kể từ ngày 1/1/2025.

Do đó, những công dân vẫn còn đang sử dụng CMND cũng bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước để sử dụng từ ngày 1/1/2025.

Dùng Căn cước công dân hết hạn có bị phạt không?

Bên cạnh thắc mắc Căn cước công dân có thời hạn bao lâu, rất nhiều người dân còn lo lắng đến việc sử dụng thẻ Căn cước công dân hết hạn sẽ bị phạt.

Theo quy định của pháp luật, sử dụng Căn cước công dân hết hạn bị coi là một trong các hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đổi thẻ Căn cước công dân. Do đó, người dân có thể bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

….

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Như vậy, khi dùng Căn cước công dân hết hạn, người dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.

Bất tiện trong giao dịch và sinh hoạt hàng ngày nếu không đổi thẻ căn cước

+ Không thể sử dụng VNeID để đi máy bay

VNeID (tài khoản định danh điện tử) được coi là giấy tờ thay thế thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp cần chứng minh danh tính. Tuy nhiên, khi thẻ Căn cước hết hạn, tài khoản VNeID cũng sẽ hết hiệu lực.

Điều này đồng nghĩa với việc công dân không thể sử dụng VNeID để làm thủ tục bay mà cần phải sử dụng các giấy tờ thay thế như hộ chiếu hoặc giấy tờ tạm trú.

+ Tạm dừng giao dịch ngân hàng

Căn cứ vào Thông tư 17/2024 của Ngân hàng Nhà nước và Nghị định 52/2024 của Chính phủ, khi giấy tờ tùy thân hết hạn, các ngân hàng sẽ tạm dừng giao dịch rút tiền hoặc thanh toán trên tài khoản của khách hàng.

Do đó, nếu thẻ Căn cước công dân hết hạn mà không được đổi mới, công dân sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch tài chính.

Ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng về việc hết hạn giấy tờ tùy thân và yêu cầu cập nhật thông tin trong vòng ít nhất 30 ngày trước khi thẻ hết hạn.

Báo Phụ nữ Thủ đô ngày 11/01 đưa thông tin với tiêu đề: “Từ ngày 15/01/2025, người chuyển tiền đến tài khoản BIDV cần lưu ý kỹ điều này” cùng nội dung như sau:

Theo thông báo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): “Từ ngày 15/01/2025, khi sử dụng tài khoản tại BIDV làm tài khoản chuyển, hoặc chuyển tiền tới tài khoản người hưởng tại BIDV, Quý khách vui lòng chỉ sử dụng các tài khoản đã được rút gọn có độ dài từ 3 đến 8 hoặc 10 chữ số, thay vì tài khoản có độ dài 14 chữ số.

Mọi giao dịch đến tài khoản có độ dài 14 chữ số tại BIDV có thể bị từ chối qua các hệ thống thanh toán kể từ thời điểm trên.”

Cụ thể, tài khoản giảm đi 4 số từ số thứ 4 trở đi. Ví dụ: số cũ 532 1000 1234567 rút gọn thành 532 1234567. Do đó, mọi giao dịch đến tài khoản có độ dài 14 chữ số tại BIDV có thể sẽ bị từ chối qua các hệ thống thanh toán kể từ thời điểm trên.

Để giao dịch thông suốt, BIDV khuyến nghị khách hàng thông báo về số tài khoản rút gọn của cá nhân/tổ chức của mình tại BIDV tới các bên có giao dịch thanh toán, chuyển tiền.

Số tài khoản rút gọn của khách hàng được hiển thị tại: Sao kê tài khoản, chứng từ hạch toán được in từ hệ thống Core Banking của Ngân hàng BIDV. Khách hàng có thể tra cứu số/mã QR Code của tài khoản rút gọn trên ứng dụng BIDV iBank/BIDV SmartBanking hoặc liên hệ Hotline 1900 9247 (dành cho khách hàng cá nhân) và 1900 9248 (dành cho khách hàng tổ chức), hoặc đến các Điểm giao dịch của BIDV trên toàn quốc.

Theo BIDV, khách hàng nên thông báo về số tài khoản rút gọn của cá nhân/tổ chức mình tại BIDV tới các bên có giao dịch thanh toán, chuyển tiền. Việc thay đổi số tài khoản không làm thay đổi quyền – nghĩa vụ giữa ngân hàng và khách hàng như đã thỏa thuận.

Việc rút gọn số tài khoản đã được BIDV thông báo tới khách hàng từ tháng 9/2023. Theo đó, Số tài khoản tiền vay và Số tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi online và tiền gửi tại quầy) được rút ngắn từ 14 ký tự số xuống còn 12 ký tự số. Số tài khoản thanh toán (bao gồm Tài khoản thấu chi) được rút ngắn từ 14 ký tự số xuống còn 10 ký tự số.

Hiện tại BIDV vẫn đang phục vụ mọi giao dịch của khách hàng trên cả 2 tài khoản mới và tài khoản cũ. Tuy nhiên, từ 15/1/2025, khách hàng chỉ sử dụng các tài khoản đã được rút gọn có độ dài từ 3 đến 8 hoặc 10 chữ số, thay vì tài khoản có độ dài 14 chữ số.

Số tài khoản rút gọn của khách hàng được hiển thị tại: Sao kê tài khoản, chứng từ hạch toán được in từ hệ thống Core Banking của BIDV.

Khách hàng có thể tra cứu số/mã QR Code của tài khoản rút gọn trên ứng dụng BIDV iBank/BIDV SmartBanking hoặc liên hệ Hotline, đến các điểm giao dịch của BIDV trên toàn quốc.

Bên cạnh thay đổi trên, theo quy định mới của NHNN từ ngày 1/1/2025, khách hàng chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị tạm dừng các giao dịch trên BIDV SmartBanking và giao dịch thẻ trực tuyến. Với khách hàng hết hạn giấy tờ tùy thân sẽ bị tạm dừng giao dịch trên tất cả các kênh.