2 tác hại đáng sợ khi uống nhiều nước ép trái cây ít ai biết, cùng là trái cây nhưng vì sao ăn trực tiếp lại tốt hơn uống nước ép

Mùa hè là mùa của nước ép trái cây. Từ trước đến nay, một điều mà tất cả chúng ta đều công nhận đó là trái cây là thực phẩm lành mạnh hàng đầu cho sức khỏe. Từ suy nghĩ đó nên ai cũng đơn giản nghĩ rằng, nước ép trái cây tốt cho sức khỏe.

Theo WTT, tuy nhiên, thực tế có một sự khác biệt  lớn khi bạn ăn trái cây trực tiếp và uống nước ép trái cây nguyên chất. Vậy  uống nhiều nước ép trái cây sẽ gây hại như thế nào, thậm chí tăng nguy cơ UT.

Thông tin này đã được báo chí chính thống đăng tải, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Vì sao uống nhiều nước ép trái cây lại tăng nguy cơ gây ung thư: Nghiên cứu khoa học đã chứng minh

Nhiều loại trái cây chứa nhiều đường tự nhiên, cũng là một trong những lý do khiến trái cây thường được mệnh danh là “kẹo của thiên nhiên”. Khi ép trái cây là cô đặc lượng đường đó thành một thức uống ngọt ngào dễ uống.

Tuy nhiên, chính loại chất lỏng chứa đầy đường đó có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Cụ thể, khi bạn uống một cốc nước cam, về cơ bản nó đã có tất cả lượng đường bạn nên có trong một ngày.

Nếu uống 2-3 ly thì lượng đường đã vượt nhiều mức cho phép. Lượng đường trong máu cao gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và nghiêm trọng với người bệnh đái tháo đường.

Ngay cả khi bạn sử dụng nước trái cây tự ép, chúng cũng có nhiều đường hơn trái cây toàn phần và không có chất xơ khiến bạn hấp thụ đường nhiều và nhanh hơn.

hình ảnh

Nước ép trái cây không tốt như chúng ta vẫn tưởng, ảnh: dSD

Theo thông tin được đăng trên Dailymail những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Úc đã chỉ ra rằng, hàm lượng đường quá nhiều trong nước ép trái cây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh UT.

Các nhà nghiên cứu người Úc đã cố gắng tìm kiếm mối liên hệ cũng như tác dụng của các loại trái cây, rau củ và nước trái cây khác nhau trong việc ngăn chặn sự phát triển của UT ruột kết. Họ theo dõi sức khỏe của 2.200 người lớn và những thực phẩm ăn hàng ngày trong vòng 2 năm để nghiên cứu mô hình phát triển của bệnh.

Kết quả cho thấy những người ăn trái cây và rau quả như táo, súp lơ, bông cải xanh… sẽ có cơ hội giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Nhưng một điều ngạc nhiên là những người tiêu thụ nước ép trái cây lại có nguy cơ bị UT cao.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ phát hiện ra rằng, những người uống nước ép trái cây nhiều hơn 3 ly/ngày có nhiều khả năng phát triển UT hậu môn- một dạng UT ruột. Các nhà nghiên cứu tin rằng hàm lượng đường cao trong nước trái cây có thể kích hoạt sự tăng trưởng tế bào UT. Họ cũng nói rằng nhiều chất trong trái cây như chất xơ, vitamin C và chất chống ôxy hóa đã bị mất khi chúng được ép lấy nước. Thế nhưng, chính các chất này lại có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh UT.

Trong những năm qua, chúng ta tin rằng, mỗi ngày nên uống một ly nước ép trái cây. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Anh đã tuyên bố rằng, nước trái cây có chứa quá nhiều đường. Các nhà khoa học từ Đại học Bangor, xứ Wales cho biết sẽ tốt hơn nếu bạn tiêu thụ trái cây sấy khô.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khác lại cho rằng không thể kết luận rằng tiêu thụ nhiều nước ép trái cây là không tốt, vì thực tế nó tốt hơn nhiều thức uống khác.

Nell Barrie, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu UT Anh cho biết “Không có câu trả lời dứt khoát về các loại trái cây và rau quả làm gia tăng nguy cơ UT ruột kết. Nhưng chắc chắn từ kết quả của nghiên cứu này có thể thấy tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều chất xơ sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư. Có lẽ nó sẽ là tốt hơn nếu bạn chọn ăn trái cây tươi mà không cần phải ép lấy nước để không bị mất chất xơ”.

hình ảnh

Nước ép trái cây không có chất xơ, ảnh: dSD

Nếu việc ăn trực tiếp hoa quả giúp chúng ta hấp thu đầy đủ dinh dưỡng thì việc uống nước ép lại bỏ lỡ chất xơ

Chất xơ là chất dinh dưỡng đặc biệt có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Trong khi đó, quá trình ép trái cây và rau quả thường loại bỏ hầu hết các chất rắn, bao gồm cả hạt và cùi, khỏi toàn bộ trái cây. Chính quá trình đó đã làm biến mất chất xơ trong trái cây.

Nhiều chất chống oxy hóa liên kết với chất xơ và được giải phóng trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên các chất chống oxy hóa liên kết tự nhiên với sợi thực vật bị mất đi trong quá trình ép trái cây. Có đến 90% chất xơ bị loại bỏ trong quá trình ép trái cây. Một số chất xơ hòa tan sẽ vẫn còn, nhưng phần lớn chất xơ không hòa tan sẽ bị loại bỏ.

Vậy uống nước trái cây thế nào để tốt nhất cho sức khỏe

Để tận dụng tối đa nguồn lợi dinh dưỡng của trái cây và rau quả, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên kết hợp sử dụng cả nước ép và ăn toàn bộ trái cây, rau quả. Hoặc pha trộn cả xay và ép nước. Việc pha trộn sẽ giữ lại nhiều chất xơ và các hợp chất thực vật có lợi hơn.

Chuyên gia cũng lưu ý thêm, ên sử dụng nước ép trái cây nguyên chất không thêm đường và nên dùng số lượng trái cây phù hợp. Tránh dùng nước ép trái cây khi bụng đói, đặc biệt với những người có vấn đề về đường tiêu hóa như đau dạ dày…

Ngoài ra, nước ép không thể thay thế được trái cây thô và rau củ, nên khuyến khích ăn cả múi, miếng. Bên cạnh uống nước ép, bạn cũng đừng quên bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống hằng ngày.